
Lời nói thứ hai: Cái đáng thương nhất trong cuộc đời là lòng đố kỵ
Đố
kỵ là điều thường gặp nhất trong cuộc sống. Lý Tư vì đố kỵ tài năng của
đồng học Hòa Phi nên đã gièm pha với vua Tần, khiến Hòa Phi phải chết
trong ngục. Bàng Quyên vì đố kỵ học thức của Tôn Tẫn hơn mình, nên đã
dùng độc kế hãm hại bạn, khiến Tôn Tẫn trở thành người tàn phế. Nếu xem
xét thì những lời nói hay của nhà Phật, chúng ta sẽ thấy Lý Tư và
BàngQuyên đều là những kẻ đáng thương. Bọn họ có thể đắc ý một dạo,
nhưng cuối cùng vẫn không được chết yên bình. Đố kỵ là một bệnh tật,
người có bệnh đố kỵ suốt đời không bao giờ được yên ổn. Bọn họ, hôm nay
sợ người này vượt qua mình, ngày mai lại lo lắng vì người khác đi trước
mình rồi, suốt ngày bọn họ sống trong cảnh tật bệnh đáng thương. Ngược
lại, những người công thành danh toại chân chính trong lịch sử đều là
những người coi đố kỵ là một điều sỉ nhục. Âu Dương Tu là lãnh tụ trên
văn đàn thời Bắc Tống, năm đó sau khi ông biết và lựa chọn Tô Đông Pha,
có người nói với ông rằng: "Tô Đông Pha là bậc kỳ tài, nếu ngài chọn Tô
Đông Pha thì chỉ sợ 10 năm sau, người trong thiên hạ chỉ biết Tô Đông
Pha chứ không biết ngài là ai nữa". Nhưng Âu Dương Tu chỉ cười và vẫn đề
bạt Tô Đông Pha. Người đời sau vì thế càng sùng kính Âu Dương Tu.
Lời nói thứ ba: Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình
Câu
nói này rất quan trọng. Trong cuộc đời chúng ta thường có một số kẻ
thù, như bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Bọn cầm thú mặc quần áo
người đó vô cùng tàn ác, nhưng nếu nhìn thấu, thì bọn chúng cũng chỉ là
lớp cặn bã. Kẻ thù lớn nhất của con người chính là mình. Một người nếu
chiến thắng được mình thì cái gì cũng công phá được, sẽ là người bách
chiến bách thắng. Cái đáng sợ là tự mình mắc bệnh mà không biết: Có khi
do dự không quyết, có lúc lại đánh giá mình quá cao; có khi tự cao tự
đại, có lúc lại sùng bái người... chỉ có chiến thắng bản thân mới có thể
mở ra được cục diện vững chắc.
Lời nói thứ tư: Hạnh phúc lớn nhất của đời người là biết buông tha
Trong
xử thế, dám nắm lấy là dũng khí, dám buông ra là độ lượng. Phần lớn
những người có kinh nghiệm xử thế đều xem thường những hoa tươi, tiếng
vỗ tay... trên đường đời, nhưng người đã trải qua nhiều lần mưa gió lại
càng tự tin hơn, vững vàng bản lĩnh. Nhưng nếu nhìn nhận một cách bình
thường đối với những gập ghềnh, bùn lầy... trong cuộc sống, thì không
phải là điều dễ làm. Có thể không hoảng hết, có thể thản nhiên chịu đựng
những trở ngại lớn, những tai họa lớn, chính là vì có lòng độ lượng.
Nhà Phật lấy lòng độ lượng dung nạp mọi việc trong thiên hạ làm nguồn
vui, đã đến rồi thì hãy ở yên mà thích ứng với hoàn cảnh là một loại
siêu thoát. Những loại siêu thoát đó đòi hỏi rèn luyện nhiều mới thành.
Biết nắm lấy thực đáng quý, nhưng biết buông ra mới là đạo lý chân chính
xử thế trong đời.
Nguồn Sưu tầm
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (XemTuong.net)