Chùa Hưng Ký còn có tên là Vũ Hưng Tự. Đây là ngôi chùa gốm sứ độc nhất Hà thành - công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo cuối vương triều Nguyễn
Chùa Hưng Ký - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Hưng Ký tọa lạc trên địa phận làng Hoàng Mai thuộc thôn Đoài, nay là ngõ Hưng Ký, phố Minh Khai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa Hưng Ký còn có tên là Vũ Hưng Tự và mang hiệu là Võ Hưng Truyền Am. Đây là ngôi chùa gốm sứ độc nhất Hà thành. Chùa Hưng Ký là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo cuối vương triều Nguyễn. Trên khuôn viên 3.000m². Chùa không phải được xây dựng từ gỗ, gạch ngói thông thường, mà được làm từ gốm sứ độc nhất vô nhị. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng bảo tồn năm 1992.

Chùa được ông Trần Văn Thành (tức Hưng Ký), nhà tư sản dân tộc chuyên sản xuất gạch, một tín đồ của Phật giáo xây dựng vào năm Bảo Đại thứ tám 1932.

Chùa gồm tam quan (cổng chùa), tam bảo, Phật điện, nhà tổ được bố trí hợp lý, tất cả đều được trang hoàng bởi những bức cuốn bằng gốm sứ, tạc khắc hoa văn tinh xảo qua gần 80 năm vẫn còn bóng màu men gạch.

Cổng tam quan hút người xem bởi thế đứng đồ sộ, được xây theo kiểu gác chuông hai tầng mái. Bốn cột đồng trụ đỉnh có chạm chim phượng, lồng đèn và đắp tứ linh. Cổng chính gồm tứ trụ nối với tam quan tạo nên thế nguy nga, vững chãi. Hai mặt ngoài cổng phụ có đắp phù điêu hình voi ngựa, tám góc mái chạm hình rồng chầu nguyệt. Các mặt trụ đều có câu đối chữ Hán, chữ Nôm bằng sứ tráng men màu trông hệt như một bức tranh thủy mặc.

Tòa tam bảo kiến trúc theo kiểu tường xây, chia làm 7 gian gồm 12 cột chính, mỗi cột cao 7 m, vuông 30 cm. Mái chùa được lợp ngói ống, đầu gắn chữ “Thọ”. Trên nóc mái có bày chính giữa một chiếc nậm đựng nước cam lồ, thứ nước mà nhà Phật dùng để cứu độ chúng sinh…

Hai gian đầu hồi tam bảo còn có hai tòa Thập điện Diêm vương được cấu trúc theo kiểu động, miêu tả chân thực cảnh sống nơi trần gian và ngục tối.

Chùa có thờ Phật tổ và Mẫu Liễu Hạnh. Tượng Phật ở chùa Hưng Ký không nhiều nhưng từng pho lại to lớn đồ sộ hơn các chùa khác. Chính giữa Phật điện là tượng Phật A Di Đà cao 3,86m. Nếu cộng cả bệ gạch cao 1,3m thì tượng cao 5,19m.

Phía trước Phật điện là tòa tam bảo, tại đây có đặt tượng đức Quan Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát (A Di Đà tam tôn). Hai pho tượng này tạc bằng gỗ cao 3,3m, đứng trên tòa sen đặt trên bệ gạch cao 0,56m.

chùa hưng ký
Tượng quan thế âm bồ tát

Một cụ rùa Hồ Gươm xấu số đã bị giết, hiện bộ xương đang được bảo quản trong chùa, cụ rùa này bị một vết thương lớn ở trên mai.

Chùa Hưng Ký đã tồn tại tính đến nay đã được 78 năm (1932). Trong 78 năm ấy, đất nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tàn khốc, vậy mà chùa vẫn còn khá nguyên vẹn. Có người ví di tích kiến trúc độc đáo chùa Hưng Ký tựa một bông hoa nghệ thuật, trải bao bão tố vẫn ngan ngát sắc hương giữa lòng thành phố.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


màu cửa chính hợp phong thủy Phong thủy và 4 lưu ý khi sử dụng pha lê boi ngay sinh cắm đồ dùng nhà bếp thông minh dân bắt tài xế cán chết người bỏ giờ sinh 12 cung hoàng đạo cung hoang dao sòng tai Sao Quan Đới ở cung mệnh khuôn mặt hình lưỡi cày xem tử vi Vận đào hoa tháng 8 của 12 con 6 trồng 史克威尔艾尼克斯 Coi huyệt Đông Nam Á giet nguoi các lễ hội ngày 4 tháng 4 âm lịch cầu con trai ở chùa nào xem tướng lông mày đàn ông xem tướng lông mày giao nhau Văn khấn đền ông Hoàng Bảy Tỵ xem giá Đá Peridot tháng đại lợi gái xuất giá về nhà Hoi vo chòm sao Bạch Dương xem tinh duyên mạng kim Hội làng Triều Khúc bảo bình bạch dương Sơn Đầu Hỏa SAO ĐẠI HAO ất sửu 1985 Tà y kỵ bếp ga du lịch người phụ nữ có tướng vượng phu doan van menh tu vi con giáp nào sinh ra là để làm sếp ánh sáng cho văn phòng SAO TẢ PHÙ bói tướng mũi to mơ thấy bàn ghế phong thủy nhà cửa sao that sat o cung menh bí quyết chinh phục đàn ông cung bạch