Quẻ phục chỉ thời vận bắt đầu bớt khó khăn, nhưng trước mắt còn nhiều trở ngại. Thời cuộc sẽ dần dần đổi mới, cái tiêu cực sẽ bớt dần, cái tích cực sẽ chiếm ưu thế, nhưng không thể nóng vội. Cơ hội làm nên sự nghiệp sẽ đến, vận may sẽ có nhiều, mọi việc cứ để từ từ sẽ đạt được. Tài vận hiện chưa có nhưng sẽ tới, cơ hội kinh doanh phát đạt đang ở phía trước .Thi cử được toại nguyện. Kiện tụng sẽ thắng tuy trước mắt còn dây dưa. Mất của sẽ tìm thấy. Tình yêu trước khó sau thuận lợi, có thể thành lương duyên. Người cũ bỏ đi nay sẽ tìm về. Mọi việc trước khó, sau dễ giải quyết. Gia đình sẽ hạnh phúc, yên vui.
Quẻ Chấn chỉ thời vận đang thịnh, có thể đạt danh tiếng to nhưng không đạt thực lực hữu danh vô thực. Tài vận khó khăn, kinh doanh có tiếng nhưng không có miếng. Thi cử dễ đạt, có tiếng vang. Kiện tụng việc bé xé ra to, cuối cùng hòa giải. Hôn nhân và gia đình huyênh hoang nhưng khó thành, vì dễ chủ quan tự mãn. Người có quẻ này sinh tháng 10 là đắc cách, nhiều cơ hội thành đạt, nhưng phải tránh khoe khoang quá mức.
1) Toàn quẻ :
- Âm lên mãi đến hào thượng là cùng cực, thì một hào dương sẽ xuất hiện ở dưới. Bởi vậy tiếp quẻ Bác là quẻ Phục.
- Tượng hình bằng trên Khôn dưới Chấn: sấm động từ dưới lên, sẽ làm rạn nứt mặt đất, một luồng sinh khí sẽ tràn vào âm khí nặng nề.
- Ta lại có thể coi quẻ này là quẻ Cấu số 44 lật ngược, dương lên đến cực độ thì âm sẽ sinh, và âm lên đến cực độ thì dương sẽ sinh, đạo trời lưu hành như thế. Thánh nhân xem tượng quẻ, biết rằng lòng người đã bắt đầu quay về chính đạo.
2) Từng hào :
Sơ Cửu : chính đạo mới nhóm lên, bậc quân tử nên phấn chấn chuẩn bị để phục hưng chính đạo. (Ví dụ năm 1418, sau 10 năm bị nhà Minh đô hộ nước ta một cách tàn bạo, Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, đem lại cho dân Nam hy vọng đầu tiên).
Lục Nhị :đắc trung đắc chính, lại được gần gũi với Sơ Cửu, sửa đổi lỗi lầm nhanh chóng, Cát. (Ví dụ một số sĩ phu đã lầm theo giặc Minh tưởng chúng khôi phục nhà Trần, đến khi Lê Lợi khởi nghĩa bèn bỏ quan tước đi theo kháng chiến).
Lục Tam : bất trung bất chính, đã biết chừa lỗi rồi lại tái phạm, không bền chí: tần phục. (Ví dụ người nghiện thuốc phiện, đã cai, rồi hút lại. Nếu cuối cùng cai hẳn thì sẽ được vô cữu).
Lục Tứ : đắc chính ứng với Sơ Cửu, quyết theo Sơ: độc phục. (Ví dụ Nguyễn Trãi tìm gặp Lê Lợi ở Lam Sơn để phù tá, trong khi phần đông sĩ phu còn lẩn tránh).
Lục Ngũ : đắc trung và ở giữa quẻ Khôn có đức thuận, nên phục thiện rất dầy bền: đôn phục. Mặc dầu trải qua nhiều cơn hoạn nạn, không bỏ chí.( Ví dụ Lê Lợi chịu cam khổ 10 năm mới bình định xong giặc Ngô).
Thượng Lục : mê phục nghĩa là chưa chuẩn bị kỹ càng đã hấp tấp hành động, nên kéo cả quốc gia vào nguy khốn. (Ví dụ Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghĩa năm 1930, bị thất bại).
B -Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Phục :
- Là tiếng sấm đầu tiên nổ khi đông tàn sang xuân, cũng như lúc tuyết còn phủ mặt đất mà một chòm cây đã nẩy mầm. Tượng trưng cho tia hy vọng đầu tiên được nẩy nở sau một thời kỳ đen tối.
- Ta lại có thể nói rằng quẻ Phục là bước đi tiếp theo sau ngay quẻ Bác, theo một quá trình tiến hoá tất nhiên và tuần tự. Và đáng lẽ nói: ‘Bĩ cực thái lai’, phải nói ‘Bác cực phục lai’ mới đúng hơn.
2) Bài học :
Phục là thời kỳ đạo quân tử đã bị tiêu diệt lại có cơ phục hưng, lật ngược thế cờ. Và sự nghiên cứu các hào quẻ này đã cho ta biết định luật tiến hóa của nó:
- Trước hết phải có người can đảm khởi xướng, dù công việc Phục còn nhiều gian nan, nhưng cũng thức tỉnh được lòng người.
- Trong số những người theo Phục, có người theo ngay từ buổi đầu, có người vẫn bền chí theo mặc dầu trải qua nhiều gian nan, lại có kẻ đã theo rồi lại bỏ đi, rồi trở lại theo. Và có người quá nóng nẩy, hấp tấp bạo động, sẽ thất bại.
Vậy nếu ta bói được quẻ Phục, thì là điềm rất tốt, tia hy vọng cho ta thấy chính nghĩa đã có cơ phục hưng, nền kinh tế sau một thời gian bị suy sụp lại có cơ chấn chỉnh, vận đen đã chấm dứt và vận đỏ đã bắt đầu.
Bài học là phải kiên nhẫn nuôi cái mầm hy vọng đó, dù có gian lao nhưng cứ cắn răng bám vào (đôn phục), chớ có nản chí (tần phục). Biết kiên trì như thế, như các nghĩa sĩ theo Lê Lợi, hoặc trung thần tòng vong công tử Trùng Nhĩ, sẽ có ngày được hiển vinh.
KHÔN QUÁI: thuộc Thổ, gồm có 8 quái là:
Thuần Khôn - Địa Lôi Phục - Địa Trạch Lâm - Địa Thiên Thái - Lôi Thiên Đại Tráng - Trạch Thiên Quái - Thủy Thiên Nhu - Thủy Địa Tỷ.
Thiên Thời: Mây âm u - Khí mù.
Địa lý: Đồng nội - Làng mạc - Bình địa - Phương Tây Nam.
Nhân vật: Bà lão - Mẫu hậu (mẹ vua) - Nông phu - Người đồng làng - Nhân chứng - Người bụng lớn (cái bụng to).
Nhân sự: Hẹp hòi keo cú - Nhu thuận - Nhu nhược - Nhiều người.
Thân thể: Bụng - Lá lách - Dạ dày - Thịt.
Thời tự: Tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - Năm, tháng, ngày giờ Mùi, Thân - Tháng, ngày 5, 8 10.
Động vật: Con trâu - Bách thú - Con ngựa cái.
Tịnh vật: Vật hình vuông - Vật mềm - Vải lụa - Tơ lụa - Ngũ cốc - Xe - Búa - Đồ sành, đồ gốm.
Ốc xá: Hướng Tây Nam - Thôn dã - Ruộng cày - Nhà thấp bé - Nền đất - Kho tàng.
Gia trạch: Yên ổn - Nhiều âm khí - Mùa Xuân chiêm không yên.
Hôn nhân: Hôn nhân có lợi - Nên nhà người có thuế sản - Người cùng hương thôn - Hoặc người quả phụ - Mùa xuân chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt bò, trâu - Vật ở trong đất - Vị ngọt - Món ăn ở nhà quê - Món ăn ngũ cốc - Khoai lang hoặc măng tre các loại - Vật thuộc bụng, ngũ tạng.
Sinh sản: Dễ sanh - Mùa Xuân chiêm khó đẻ - Có tổn thất - Hoặc không lợi cho mẹ - Lâm sản nên hướng Tây Nam.
Cầu danh: Đắc danh - Nên phương Tây Nam - Hoặc giáo quan, chức quan giữ điền thổ - Mùa xuân chiêm hư danh.
Mưu vọng: Cầu mưu có lợi - Cầu mưu ở chỗ làng mạc - Im lặng mà cầu mưu - Mùa xuân chiêm ít được vừa lòng - Mưu nhờ đàn bà.
Giao dịch: Giao dịch lợi - Nên giao dịch về điền thổ - Nên giao dịch về ngũ cốc - Hàng hóa tầm thường có lợi - Đồ nặng - Vải lụa - Im lặng hóa ra có tài - Mùa Xuân chiêm bất lợi.
Cầu lợi: Có lợi - Lợi về đất đai - Hàng tầm thường, vật nặng có lợi - Im lặng hóa ra có lợi - Nùa xuân chiêm không tài - Số nhiều thì có lợi.
Xuất hành: Nên đi - Nên đi phương Tây Nam - Nên đi chỗ làng mạc - Nên đi đường bộ - Mùa xuân chiêm không nên đi.
Yết kiến: Gặp Thầy - Lợi gặp người làng - Nên gặp bạn thân - Hoặc đàn bà - Mùa xuân không nên gặp.
Tật bệnh: Bệnh bụng - Bệnh tỳ vị - Ăn uống bế tắc - Ăn ngũ cốc không tiêu.
Quan tụng: Lý thuận - Được cảm tình dân chúng - Tụng đảng giải tán.
Phần mộ: Nên huyệt ở Tây Nam - Nên chỗ đất bằng phẳng - Gần đồng ruộng - Chôn chỗ thấp - Mùa xuân chôn không tốt.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng cung (ngũ âm)
- Họ Tên có chữ Thổ đứng bên - Hàng 5, 8 10.
Số mục: 5, 8, 10
Phương đạo: Tây Nam.
Ngũ vị: Ngọt.
Ngũ sắc: Vàng - Đen.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.
1) Toàn quẻ :
- Đỉnh là vật hệ trọng, người giữ đỉnh phải là con trai trưởng, tức là Chấn. Vậy sau quẻ Đỉnh là quẻ Chấn.
- Tượng hình bằng hai quái chấn, Bát Thuần Chấn là tiếng sấm dồn, báo động liên tiếp. Nghe tiếng sấm tuy đáng sợ thật, nhưng quân tử không hoang mang, vì biết nó báo hiệu cho thanh bình sắp tới. (Trong mỗi quái một hào dương tiến lên áp đảo 2 âm ở trên). Vậy bậc quân tử chỉ cần nơm nớp cảnh giác, như người trưởng nam đang tế lễ nghe thấy tiếng sấm vẫn bình tĩnh, không để rơi đồ lễ.
2) Từng hào :
Sơ Cửu : là lúc bắt đầu vào thời chấn, và cũng là chủ quẻ Chấn. Nếu biết được Chấn tới mà biết kính cẩn lo sợ, sẽ được Cát. (Ví dụ Nguyễn Hoàng tránh chúa Trịnh, xin được bổ vào chấn thủ Nghệ Tĩnh).
Lục Nhị : tuy cưỡi lên trên cương Sơ, nghĩa là nguy hiểm đã tới, có thể tổn hại, nhưng vì nhị đắc trung đắc chính, tránh xa được nguy hiểm, và chẳng bao lâu lấy lại được cái đã mất. (Ví dụ chúa Nguyễn phúc Nguyên, thấy chúaTrịnh lộng hành, bèn từ chối sắc lệnh dụ vào triều, không tùng phục họ trịnh nữa).
Lục Tam : âm hào cư dương vị, nghĩa là vô tài mà ở địa vị không đáng, nên ở vào thời Chấn thì sợ hãi ngẩn ngơ. Nếu Tam biết tránh xa địa vị bất chính mà theo chính, thì sẽ không bị tai họa. (ví dụ Trịnh Bồng trở về tranh quyền Chúa sau khi Tây Sơn rút về Nam. Đến khi Nguyễn Hữu Chỉnh tấn công, Bồng lo sợ hoang mang, bỏ ngôi chúa đi tu).
Cửu Tứ : dương hào cư âm vị, cũng bất trung bất chính, lại ở giữa 4 âm, nên càng bị xụp vào địa vị bất chính, kiêu ngạo, không đề phòng nguy cơ sắp đến. (Ví dụ Nguyễn Hữu Chỉnh ỷ tài, bị Ngô văn Sở bắt, phân thây).
Lục Ngũ : âm nhu đắc trung, nên vào thời Chấn dù xoay sở cách nào khó thoát nguy. Chỉ có cách là giữ vững đức trung của mình, kệ cho chấn lai Chấn vãng, cũng chẳng việc gì. (ví dụ tham tụng Bùi huy Bích, gặp thời loạn Kiêu binh, rồi Tây Sơn bắc tiến, rồi Trịnh Lệ Trịnh Bồng trở tranh quyền, không chịu ra tham chính nữa, giữ thân được an toàn).
Thượng Lục : âm nhu, thời chấn đã cực dộ. Nếu hành động sẽ gập hung. mệt nản lòng, dù nguy hiểm chưa tới bản thân mình cũng tránh xa, thoát được tai vạ, mặc những người quen thuộc chê cười thượng nhát gan. (ví dụ Nguyễn Du là cố Lê thần tử, khi Tây Sơn chiếm Bắc hà, lui về ở ẩn ở dẫy núi Trường Sơn).
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Chấn :
Tượng quẻ là tiếng sấm rền khắp nơi, báo động liên tiếp. Tức là thời kỳ tổng phản công, vì ở cả hạ quái và thượng quái, nhất dương ở dưới sẽ nổi lên chống nhị âm ở trên. Ví dụ trong đệ nhị thế chiến, những năm 1942- 43 , chiến tranh lan rộng đến Nga, Phi Châu, Thái Bình Dương, phe đồng minh còn bị thua nhiều trận, nhưng khí thế đã lên, đã có viễn tượng thắng được phe trục.
2) Bài học :
a) Chấn tuy có nghĩa là biến cố nguy hiểm giồn giập, nhưng cũng là bài học phấn chấn đối phó, nguy hiểm tuy đè nặng mà mình vẫn cương quyết chiến đấu không bỏ cuộc vì vẫn tin vào chiến thắng cuối cùng. Tỷ dụ oanh liệt nhất là khi quân Nguyên tràn sang nước ta, Hưng Đạo Vương quân thua ở Vạn Kiếp, phải bỏ Thăng Long, rước xa giá vào thanh, Toa Đô lại đem thủy binh đánh thốc từ Nghệ An lên, thế nước nguy ngập như trứng để đầu đẳng. Vậy mà tiết chế Hưng đạo Vương không rối chí, một mặt khích lệ tướng sĩ, một mặt bình tĩnh trù liệu kế hoạch đối phó. Đó là kế hoạch triệt lương quân Nguyên. Và chiến thắng đầu tiên ở Vân Đồn quả lật ngược thế cờ, quân ta mở cuộc tổng phản công khắp nơi vào quân Nguyên hoang mang vì nạn thiếu lương.
b) Ngoài ra, sự phân tích các hào cho ta thấy những cách cư xử trong thời Chấn, và kết quả ra sao:
- Những kẻ vô tài như Lục Tam, hoặc bất chính như Cửu Tứ, gặp thời chấn sẽ bại.
- Kẻ âm nhu như Thượng Lục, tự biết không đủ tài đối phó với thời cuộc, đi ẩn, thoát nạn.
- Những người đủ sức đối phó với thời Chấn là :
* người biết lo sợ, đề phòng ngay từ đầu, như Sơ Cửu
* người đôn hậu trunh chính, có đức tốt, như Lục Nhị
- Nhưng người giỏi nhất trong thời Chấn là Lục Ngũ, vị chí tôn gồm đủ ân uy, mặc cho Chấn lai Chấn vãng, vẫn bình tĩnh chiến đấu, không hề nao núng.
CHẤN QUÁI: thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Chấn - Lôi Địa Dự - Lôi Thủy Giải - Lôi Phong Hằng - Địa Phong Thăng - Thủy Phong Tĩnh - Trạch Phong Đại Quá - Trạch Lôi Tùy.
Thiên Thời: Sấm.
Địa lý: Phương Đông - Cây cối - Chỗ náo thị (chợ búa ồn ào) - Đường lớn - Chỗ cây tre, thảo mộc phồn thịnh.
Nhân vật: Trưởng nam.
Nhân sự: Dấy động - Giận - Kinh sợ hoang mang - Nóng nảy, xáo động - Động nhiều - Ít im lặng.
Thân thể: Chân - Gan - Tóc - Thanh âm.
Thời tự: Mùa Xuân, tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Mẹo - Tháng, ngày 4, 3, 8.
Động vật: Rồng - Rắn.
Tịnh vật: Cây tre - Cỏ lau - Nhạc khí làm bằng cây hay tre - Vật hoa thảo tươi tốt.
Ốc xá: Ở về hướng Đông - Xứ sơn lâm - Lầu gác
Gia trạch: Trong nhà có sự kinh sợ hoang mang bất thần - Mùa Xuân chiêm thì tốt - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Hôn nhân: Khá thành - Nhà có thanh danh - Lợi kết hôn với trưởng nam - Mùa Thu chiêm không nên kết hôn.
Ẩm thực: Móng chân thú - Thịt - Đố ăn thuộc chốn sơn lâm quê mùa - Thịt tươi - Trái vị chua - Rau.
Sinh sản: Hư kinh (sợ khống) Thai động bất yên - Sanh con so ắt sinh nam - Mùa thu chiêm ắt có tổn - Lâm sản nên hướng Đông.
Cầu danh: Đắc danh - Nhiệm sở nên hướng Đông - Chức truyền hiệu, phát lệnh - Quan chưởng hình ngục - Nhiệm sở về vụ trà, trúc, mộc, thuế khóa - Hoặc là làm chức Tư hòa náo thị.
Mưu vọng: Khá được - Khá cầu - Trong mưu kế phải hoạt động mạnh - Mùa thu chiêm không vừa lòng.
Giao dịch: Giao thành thì có lợi - Mùa Thu chiêm khó thành - Lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Cầu lợi: Có lợi về sơn lâm, tre, mộc - Nên cầu tài hướng Đông - Nên cầu tài chỗ đông đảo xao động - Có lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Xuất hành: Có lợi về hướng Đông - Có lợi người thuộc sơn lâm - Mùa Thu chiêm không nên đi - Chỉ sợ kinh hại khống.
Yết kiến: Gặp thấy - Nên gặp người thuộc sơn lâm - Nên gặp người có thanh danh.
Tật bệnh: Tật chân - Tật đau gan thường - Sợ hãi cuống quít chẳng yên.
Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mạnh - Hư kinh (kinh sợ khống) - Sửa đổi để xét lại phản phúc.
Phần mộ: Lợi về hướng Đông - Huyệt trong chốn sơn lâm - Mùa Thu chiêm không lời.
Phương đạo: Đông.
Ngũ sắc: Thanh - Lục - Biếc.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng giác (ngũ âm)
- Họ hay tên có đeo chữ Mộc - Hàng vị 4, 8, 3.
Số mục: 4, 8, 3.
Ngũ vị: Chua.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.