Chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay không những là nơi chiêm bái, cầu nguyện cho Phật tử mà còn là thắng cảnh tham quan của khách du lịch trong cũng như ngoài nước

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa lấy tên một tổ đình lớn ở miền Bắc – chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Ðức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây từng là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm một Thiền phái mang đậm nét dân tộc Việt Nam. Đây là ngôi chùa có tháp đá cao và đẹp nhất Việt Nam.

Chùa có diện tích khoảng hơn 7.000 m2, trước đây là khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ, nên phải đổ 40.000m3 đất mới được như hiện nay. Chùa được xây dựng vào năm 1964, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu, kỹ sư Bùi Văn Tố thiết kế và do ban kiến thiết miền Vĩnh Nghiêm điều hành thực hiện. Ðược sự đóng góp công đức của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa, Ðại Ðức Tăng, Ni và quý Phật tử nhất là các vị nguyên quán Bắc Việt sống tại miền Nam, năm 1971, 3 công trình trong chùa cơ bản đã được hoàn thành: Phật điện; Bảo tháp; cơ sở văn hóa xã hội.

Chùa Vĩnh Nghiêm được khởi lập từ đời vua Lý Thái Tổ (1010- 1028), kiến trúc thuần túy Á Ðông, và đã được trùng tu nhiều lần. Cảnh trí tôn nghiêm, tráng lệ hiện nay là nhờ lần trùng tu cuối cùng, vào năm Thành Thái nguyên niên (1889), do Hòa Thượng Thích Thanh Hanh đảm trách.

Tổ đình Vĩnh Nghiêm là cơ sở của Trường Cơ bản Phật học, Thư viện Phật học Thành Phố Hồ Chí Minh, trú xú của 20 vị Tăng, Ni sinh miền Bắc đang theo học tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở 2. Hằng tuần, nơi đây đều có những buổi giảng kinh cũng như thọ Bát quan trai giới để hướng dẫn Phật tử trên con đường tu tập Thánh đạo.

Đặc biệt trong chùa có tháp đá cao và đẹp nhất Việt Nam. Ngôi tháp 7 tầng cao 14 mét, 170 tấn, trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM. Tháp thờ Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, nguyên Viện chủ Tự viện. Bảy tầng tháp là bảy khối đá nguyên tảng với bảy mái đao cong và nhiều chi tiết chạm khắc…

toàn cảnh chùa
Toàn cảnh chùa nhìn từ trên cao

Vào ngày mùng 8-12 Âm Lịch hàng năm, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838-1936), cố Thiền gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, vị có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20.

Tổ đình Vĩnh Nghiêm hiện nay không những là nơi chiêm bái, cầu nguyện cho Phật tử mà còn là thắng cảnh tham quan của khách du lịch trong cũng như ngoài nước.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tướng tay người sáng tạo phong thủy vòng đeo tay người có phúc Tên người tuổi Tỵ Cung Sư Tử hợp màu gì tướng mông đàn ông người tuổi Sửu Sao bác sĩ ram thang 7 tiêu cực cung xử nữ và song ngư có hợp nhau ma phát tài tuổi trung niên làm những những giấc mơ cách đặt giá sách theo phong thủy mÃ Æ ý nghĩa ngày 14 quan hệ xã hội 2017 mùng mạng kim thuận buồm xuôi gió Sao Long Đức TU VI TRON DOI dia ly kỷ sửu thuộc mệnh gì Đại quý Cúng đặt tên bé trai 2015 văn khấn cô hồn ma kết nhóm máu ab Vòng Thái Tuế cách hóa giải cầu thang đổ ra cửa Ý nghĩa sao phi liêm bính thìn là mạng gì tấm CUỐI kế Giảm xung hại nhờ cây và mặt nước lưỡng Rằm bảo bình và sư tử có hợp nhau Đàn ông tuổi nào là người chồng hoàn VÃÆ xem tướng ngón chân khả độc mạng cầu tự