Cuộc sống thường xảy ra rất nhiều những tình huống không thể lường trước được, trong đó phải kể tới việc trong thời gian chuẩn bị cho đám cưới, gia đình hai bên có người đột ngột qua đời. Lúc này hai gia đình sẽ gấp rút chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới chạy tang.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Theo quan niệm truyền thống, khi trong nhà còn tang, trên đầu còn có vành khăn trắng, nhất là đại tang thì tránh mọi cuộc vui. Nhưng vì đám cưới đã được chuẩn bị không thể dời lại, hay vì cặp trai gái và gia đình cũng không muốn để hết mãn tang mới cử hành hôn lễ, nhất là các gia đình cả đôi bên đều ông già bà cả, có khi đợi đến bảy, tám năm sau chưa hết tang.

cuoi-chay-tang

Cưới chạy tang và những kiêng kỵ cần biết

Lúc này hai gia đình sẽ gấp rút chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới, gọi là “Cưới bôn tang, tức là cưới chạy tang”. Cưới chạy tang thường tổ chức đơn giản, gọn lẹ, tránh cầu kỳ phô trương, có thể bỏ bớt các lễ nghi nhưng về cơ bản vẫn phải giữ đúng trong phong tục cưới hỏi của người Việt.

Khi đó, người chết nằm tạm trên giường, đắp chăn chiếu lại, chưa nhập quan, hoặc gia đình có thể tự làm thủ tục khâm liệm, nhập quan nhưng chưa làm lễ thành phục. Theo nghi lễ, nếu chưa thành phục thì trong nhà chưa ai được khóc. Hàng xóm tuy có biết nhưng gia đình chưa phát tang thì chưa đến viếng, trừ thân nhân ruột thịt và những người lân cận tối lửa tắt đèn có nhau, coi như người nhà.

Trong khi đó, cả hai gia đình chuẩn bị gấp đám cưới cũng làm đủ lễ đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng… nhưng lễ vật rất đơn sơ, thành phần giản lược, bó hẹp trong phạm vi gia đình và một vài thân nhân.

Nếu gia đình nhà gái có đám tang thì mọi nghi lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức đơn giản và chỉ đãi tiệc vào ngày cưới, khách khứa cũng sẽ bị giới hạn. Bố mẹ cô dâu và những người có tang sẽ không đưa cô dâu sang nhà chồng trong ngày rước dâu mà nhờ tới những người đại diện.

Ngược lại, nếu nhà trai có đám tang thì số lượng đoàn rước sang nhà gái cũng bị rút gọn. Những nghi lễ cơ bản vẫn phải được tiến hành đúng các nghi lễ theo phong tục cưới hỏi Việt Nam. Tuy nhiên, nếu gia đình bên nào có người mới qua đời thì nghi thức cưới bên gia đình đó sẽ đơn giản bớt các thủ tục nghi lễ và cũng tránh cầu kỳ, rầm rộ.

Công việc cưới, gả xong xuôi mới bắt đầu phát tang. Cô dâu chú rể mới, trở thành thành viên của gia đình, chịu tang chế như mọi con cháu khác. Nếu hai gia đình thông cảm cho nhau, có thể trong một ngày, từ sáng đến trưa cưới dâu, chiều tối phát tang.

Trong trường hợp nhà có đám cưới mà hàng xóm có đám tang, người biết phép lịch sự và lòng nhân ái không bao giờ cười đùa vui vẻ trước cảnh buồn thảm của người khác. Trong trường hợp trên, vẫn tiến hành lễ cưới bình thường nhưng không nên đốt pháo, mở băng nhạc và ca hát ầm ĩ, tránh tình trạng kẻ khóc người cười. Trường hợp có quốc tang cũng như vậy.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cây đồng tiền lông ĐÊM rÃƒÆ meo tang luong trong phong thuy điềm lành khả năng lãnh đạo Hướng nhà tốt sao thiên cơ Äan Mơ thấy tiền tóc xam cá tính Người tuổi Hợi mệnh Mộc thien dong giấc mơ về chiến tranh la bàn phong thủy quy nhan thong thu xem tuong mat Hướng dẫn cách tỉa chân nhang ngày tết xem tướng của phụ nữ Hứa sự thật an Ý nghĩa sao Đại hao chọn giày dép phong thủy thang 8 cự giải bọ cạp cách người phụ nữ thông minh Thiên di Phật dạy Mậu dần kien truc kỳ lân người tuổi Thìn tinh cach mơ thấy leo hình xăm âm vô cực trâu phong thủy có tác dụng gì treo đèn chùm phong thủy tử sao Tứ Lục ma Hội Thả Chim Bồ Câu 10 điều soi sáng tác dụng Long huyệt Chòm sao vô tâm ngày vu lan phụ nữ sát chồng doi