Hầu hết tên gọi hiện nay đều được đặt tên theo nghĩa Hán Việt, tuy nhiên không ít các bậc cha mẹ lại không hiểu hết nghĩa của tên con mình. Về yếu tố giới tính trong tên gọi Ngày xưa, khi đặt tên con, các cụ thường đệm Văn cho con trai và Thị cho con

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Hầu hết tên gọi hiện nay đều được đặt tên theo nghĩa Hán Việt, tuy nhiên không ít các bậc cha mẹ lại không hiểu hết nghĩa của tên con mình.

Nội dung

  • 1 Về yếu tố giới tính trong tên gọi
  • 2 Những cách đặt tên theo Hán Việt thường gặp
    • 2.1 Theo các bộ chữ:
    • 2.2 Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm
    • 2.3 Triết tự những cái tên

Về yếu tố giới tính trong tên gọi

Ngày xưa, khi đặt tên con, các cụ thường đệm Văn cho con trai và Thị cho con gái giúp người khác phân biệt được giới tính của con người ngay trong cái tên gọi. Đây là một quan niệm từ thời phong kiến, rằng con trai lo việc văn chương đèn sách, con gái thì đảm đang việc chợ búa, nội trợ.

Ngày nay, các tên đệm như “Văn” dành cho nam và “Thị” dành cho nữ ngày càng ít dùng bởi có thể họ chưa hiểu hết ỹ nghĩa của những tên đệm đó. Mặt khác, ngày nay đã hình thành nhiều xu hướng đặt tên con mới nghe rất hay và lạ. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm của mỗi người mà chọn tên khác nhau cho con. Miễn sao đừng ngược giới tính khiến trẻ sau này phải chịu nhiều phiền hà, rắc rối.

Những cái tên thời nay đã thể hiện rõ nét tính phóng khoáng trong cách đặt tên. Nhìn lại sự biến động của tên gọi người Việt từ trước đến nay, chúng ta nhận thấy một số cách đặt tên cũ gần như đã mất đi, thí dụ như cách đặt tên bằng những từ có âm thanh xa lạ, cách đặt tên bằng những từ chỉ các bộ phận cơ thể hay hoạt động sinh lý của con người, cách đặt tên bằng những từ chỉ dụng cụ sinh hoạt sản xuất hoặc các động vật… Duy chỉ có cách đặt tên vẫn còn duy trì được là đặt tên bằng từ Hán Việt có ý nghĩa tốt đẹp.

language-Cursive-script

Những cách đặt tên theo Hán Việt thường gặp

Theo các bộ chữ:

Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.

Ví dụ:
– Bộ Thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…
– Bộ Thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…
– Bộ Mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…
– Bộ Kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…
– Bộ Hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…
– Bộ Thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…
– Bộ Ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…

Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.

Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm

Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân.
Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm:

Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên.
Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu:

Ví dụ: Tên cha: Trâm
Tên các con: Anh, Thế, Phiệt
Tên cha: Đài
Tên các con: Các, Phong, Lưu.
Tên cha: Kim
Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường.
Theo ý chí, tính tình riêng:

Ví dụ:
– Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử.
– Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”.
– Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành.

Triết tự những cái tên

Mạnh, Trọng, Quý: chỉ thứ tự ba tháng trong một mùa. Mạnh là tháng đầu, Trọng là tháng giữa, Quý là tháng cuối. Vì thế Mạnh, Trọng, Quý được bố dùng để đặt tên cho ba anh em. Khi nghe bố mẹ gọi tên, khách đến chơi nhà có thể phân biệt được đâu là cậu cả , cậu hai, cậu út.

Có thể dùng làm tên đệm phân biệt được thứ bậc anh em họ tộc (Mạnh – Trọng – Quý):
Ví dụ: Nguyễn Mạnh Trung
Nguyễn Trọng Minh
Nguyễn Quý Tấn

Vân: tên Vân thường gợi cảm giác nhẹ nhàng như đám mây trắng bồng bềnh trên trời. Trong một số tác phẩm văn học thường dùng là Vân khói – lấy Vân để hình dung ra một mỹ cảnh thiên nhiên nào đó: Vân Du (rong chơi trong mây, con của mẹ sau này sẽ có cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ),…

Anh: Những cái tên có yếu tố anh thường thể hiện sự thông minh, tinh anh: Thùy Anh (thùy mị, thông minh), Tú Anh (con sẽ xinh đẹp, tinh anh), Trung Anh (con trai mẹ là người thông minh, trung thực),…

Băng: Lệ Băng (một khối băng đẹp), Tuyết Băng (băng giá như tuyết), Hạ Băng (tuyết giữa mùa hè),…

Châu: Bảo Châu (viên ngọc quý), Minh Châu (viên ngọc sáng),…

Chi: Linh Chi (thảo dược quý hiếm), Liên Chi (cành sen), Mai Chi (cành mai), Quỳnh Chi (nhánh hoa quỳnh), Lan Chi (nhánh hoa lan, hoa lau),…

Nhi: Thảo Nhi (người con hiếu thảo), Tuệ Nhi (cô gái thông tuệ), Hiền Nhi (con ngoan của gia đình), Phượng Nhi (con chim phượng nhỏ), Yên Nhi (làn khói nhỏ mỏng manh), Gia Nhi (bé ngoan của gia đình),…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Đặt Tên Phong Thuỷ đặt tên con đặt tên con gái đặt tên con hợp tuổi bố mẹ đặt tên con năm giáp ngọ


cây cảnh và phong thủy Con người thờ thần Tài Hội Đình Tân Phú Trung đồng tháp Trừ mơ nhìn thấy máy bay rơi mơ thấy bạn bè bị chết người quý phái hoá kinh Phật hay thay đổi diện mạo nốt ruồi đào hoa của nữ giới thiên không tu vi Mẹo phong thủy thu hút điều lành 12 chòm sao giải quyết cãi vã vị trí đặt bếp Sao hồng loan Dọn nhà sao hữu bật tu vi Tướng bàn tay của người nghèo mơ được tặng cau xem tử vi Phong thủy phòng thờ hợp tứ hóa phái cung bảo bình có hợp với nhân mã tuổi mão Bể cách cải thiện số mệnh kỷ huyền quan khiếu thi cử tu vi sắp xếp vận dụng trong bếp theo 12 chòm sao hiếu thảo với cha mẹ Cung Sửu hy Huỳnh đế nốt ruồi ở chân bố trí nhà tắm theo phong thủy mơ thấy bap ngo xem mạng hỏa hợp với màu gì thien khoc chọn ngày tốt chuyển nhà cách hóa giải dầm nhà song tử tuổi tý cung Song Tử tướng sinh ánh sáng trong phòng thờ tu vi Xem duyên tiền định vợ chồng cách treo rèm cửa cự giải nam mời vào nhà tôi 12 Cung Hoàng đạo ông Công tu vi Hướng đặt bàn thờ thần tài cho phong thủy hình xăm rồng