Thông báo chuyên mục mới

Kính thưa Qúy Vị,

Chúng tôi vừa cho tải lên phần văn cúng đầy đủ các thể loại cúng, có form điền đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh gia chủ, địa chỉ, ngày tháng cúng...và hệ thống sẽ tự chuyển đổi ngày âm dương, can chi. Do đó quý vị sẽ không còn bị quên ngày tháng năm khi cúng nữa.

Giờ đây khi cúng quý vị sẽ đọc một mạch thông suốt, đầy đủ thông tin cần thiết, không còn phải khựng vì quên một số thông tin khi cúng

Xin mời Quý vị hãy vào đường link văn cúng để trải nghiệm thử, hoặc chúng tôi có để sẵn Form chọn ở trang chủ dưới mục Tứ Trụ,

Xin trận trọng cảm ơn!

XemTuong.net

Đền Trần - Hưng Yên được khởi dựng từ đời Trần, trải qua nhiều lần trùng tu. Đến thời Nguyễn được trùng tu với quy mô lớn và kiến trúc như ngày nay
Đền Trần - Hưng Yên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Trần nằm trên đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thị xã Hưng Yên ngày nay và là trung tâm của Phố Hiến xưa.

Tương truyền mảnh đất này trước đây là nơi đóng quân của Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, thấy rằng đây là nơi hội tụ của 3 dòng sông: sông Hồng, sông Châu Giang và sông Luộc, đoạn trước cửa đền có tên gọi là Phú Lương (tên cổ của sông Hồng) nên ông đã chọn nơi đây làm căn cứ.

Đền Trần được khởi dựng từ đời Trần, ban đầu quy mô nhỏ, trải qua các triều đại đều được trùng tu, tôn tạo. Đến thời Nguyễn được trùng tu với quy mô lớn và kiến trúc như ngày nay. Năm 1992, Đền Trần được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam gồm: Tiền tế, trung từ và hậu cung. Từ ngoài vào là cổng nghi môn xây kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, cửa vòm cuốn, trên cổ diêm ghi 4 chữ: “Kiếm Khí Đẩu Quang” (tinh thần yêu nước toả sáng); phía dưới cửa cuốn đề: “Trần Đại Vương từ” (Đền Trần Đại Vương).

Toà đại bái gồm 5 gian, kết cấu kiến trúc kiểu vì chồng rường giá chiêng, các con rường được chạm hình đầu rồng cách điệu, gian giữa treo bức đại tự “Thân hiền tại vọng” (Ngưỡng vọng người hiền tài). Nối tiếp đại bái là 5 gian trung từ, kiến trúc vì kèo quá giang đơn giản, bào trơn đóng bén, không có hoa văn. Phía tiếp giáp với hậu cung treo bức đại tự: “Công đức như Thiên” (Công đức của thánh rộng lớn như trời). Giáp với trung từ là ba gian hậu cung, thờ Trần Hưng Đạo và toàn bộ gia thất của ông.

Đền Trần - Hưng Yên
Một dãy hành lang trong Đền Trần

Hàng năm, lễ hội đền Trần được tổ chức vào ngày 20/8 và ngày 8/3 âm lịch, để tưởng nhớ tới ngày mất của ông và ngày chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Ngày nay, lễ hội được tổ chức đơn giản hơn, ngoài tổ chức rước kiệu du quanh thị xã còn tổ chức thi bánh dày, bánh chưng, thu hút đông đảo khách thập phương về dự lễ hội.

Đền Trần là di tích tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của nhân loại. Đền Trần có ý nghĩa rất lớn với Phố Hiến nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung. Vì vậy đền sẽ được đầu tư quy hoạch trở thành điểm du lịch văn hoá với mục đích giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ xa xưa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tranh Hội Chùa Tà Và Lạng Sơn Sao THIÊN TƯỚNG Thổ địa xem tử vi Sắc màu tình yêu dễ thương LÃ bói bàn chân Chinh phục người tuổi Mùi mệnh tốt Từ phẫu thuật dau dau công Tâm Linh chòm sao chung tình sinh sim so 12 tứ dung cúng giải hạn tuổi nhâm tuất trung đình xem bởi phong thủy sân lễ hội tháng 2 xem tử vi Hướng dẫn kê giường theo giấc mơ chiến tranh cả tháng nốt ruồi phú quý trên mặt nữ giới ngã Sao thien khoc Bạn cúng Tử Vân bai hoc đào hoa kỹ mơ thấy cho người khác mượn tiền 12 cung tu vi VuiVui bột ngọc trai facebook chỉ tín tướng khéo léo THIÊN đà Lễ Cầu Ngư Ở Mân Thái Phong thuy kiên bài trí không gian thờ cúng