Trên đời có người sướng người khổ, có người được yêu có người không được yêu, đó là nhân duyên trái ngược. Tại sao lại có những nhân duyên mà mình không mong muốn? Làm thế nào để trọn vẹn hạnh phúc theo mong muốn của mình?
Phật giáo chủ trương, vạn sự tùy duyên, trong cuộc đời mỗi con người đều có những mối duyên định sẵn, hay còn gọi là duyên tiền định. 12 nhân duyên của Phật giáo quyết định tất cả những lần gặp gỡ, những thành công thất bại, những đau khổ hạnh phúc trong kiếp nhân sinh.
Có nhân duyên thuận buồm xuôi gió những cũng có nhân duyên trái ngược. Tại sao duyên của người khác đều hanh thông mà duyên của mình thì chẳng đâu vào đâu, yêu năm bảy người vẫn hoài buồn khổ cô đơn, phấn đấu năm bảy lần vẫn nghèo đói thất bại.
1. 12 nhân duyên của Phật giáo
Phật giáo đề cao chữ duyên, duyên là khởi nguồn của nhân quả bởi duyên là nhân và cũng là quả. Vì gieo nhân nên gặt quả, duyên là kết quả của những việc làm trước đó và là nguyên nhân của những việc làm sau này. 12 nhân duyên của Phật giáo bao gồm: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử. Những mối duyên này luân hồi chuyển kiếp, kéo dài từ đời này sang đời khác, không bao giờ kết thúc. Mỗi duyên đều là khởi nguồn hay nghiệp báo, bắt đầu hay kết quả của một duyên khác.2. Nhân duyên trái ngược
Người yêu mình thì mình không yêu, người mình yêu thì không yêu mình. Người cần gặp thì không gặp, người không cần gặp thì lúc nào cũng xuất hiện. Trên đời này chuyện thuận ý thì ít, chuyện nghịch ý thì nhiều. Đó có phải do số trời đã định hay không? Vạn sự tùy duyên hay đức năng thắng số, thuận theo duyên hay tự tạo duyên cho mình? Trời không định số, trời chỉ thuận theo tự nhiên, đưa đẩy những mối duyên cần đến, nên đến và phải đến mà thôi. Tất cả duyên trên đời, gặp ai, yêu ai, thành công với ai đều là do duyên, duyên này nhân định. Duyên nói cách khác chính là một hình thức của nhân quả luân hồi, ta đã từng làm gì sẽ nhận lại việc tương ứng, ta đang làm việc gì trong tương lai việc tương ứng sẽ tới với ta. Duyên đến do 3 yếu tố: trả nợ, đòi nợ và cân bằng. Có người đến để trả nợ cho ta, có người tới đòi nợ của ta, có người vừa đến trả nợ vừa đến đòi nợ ta. Duyên không tự dưng mà tới, duyên khởi do hành động, từ kiếp trước hay chính tại kiếp này. Nhân quả đến lúc sớm lúc muộn, nhưng nhất định sẽ đến.3. Hiểu nhân duyên, thoát bể khổ
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (XemTuong.net)