Tiếng nói chứa đựng tất thảy ngôn ngữ bên trong của đồng loại (như loài người hay loài vật, chim chóc). Nhưng khi thành tiếng (lời) thì phụ thuộc chủng tộc, loài vật khác nhau thì khác biệt.
Quan niệm còn cho rằng tiếng nói là “tiếng của con tim” nên từ đó mà có thể biết được mệnh lộc. Quan niệm này đã thiếu
nhiều ẩn tính của tiếng nói (ở đây chỉ bàn đến tướng pháp chứ không nói về lĩnh vực ngôn ngữ học).
1. Lời (tiếng) nói của người đức độ, phong nhã thì:
Có lễ nghi:
Không thô lỗ cục cằn.
Có thứ tự, mạch lạc.
Từ tốn với âm lượng bình hòa có nhạc điệu.
2. Lời nói khiêm nhường lễ độ: Người đứng đắn độ lượng, hiểu biết rộng phong độ, đĩnh đạc, đàng hoàng.
3. Lời nói trầm tĩnh khúc triết từ tốn: Tiếng nói của người luôn điềm tĩnh, tự tin, có trí tuệ.
4. Lời nói huỵênh hoang, nôn nóng, thô thiển. Đấy là tiếng nói của những người nhỏ mọn, tự cao tự đại, nhân cách vô học.
5. Lời nói cần nhằn: Tâm tính khó khăn.
6. Lời nói lộn xộn, gấp gáp: Tính láu táu, trí tuệ kém cỏi.
7. Lời nói lí nhí: Bản tính yếu đuối, hèn kém, nhút nhát.
Những kiểu lời nói như trên mang tính bản chất không thể pha trộn, không đóng kịch, giả tạo thì nó thể hiện đúng thông tin đã nêu về bản tính. Trong giao tiếp mà lời nói thường ngày như vậy thì bản tính người được thể hiện đúng như vậy. Cuộc sống thay đổi, bản tính khó thay, lời nói cũng vậy. Nó bộc lộ tự nhiên. Không kệch cỡm xã giao thì lời nói là thực. Mà thực thì mới gọi là “thanh tướng” và tướng pháp mới xem xét đến. Đánh giá thanh tướng thì về phần âm vực dễ còn lời tiếng thì khó. Chỉ có thể quan sát từ xa và thường nhật mới định rõ được.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (XemTuong.net)