
I. XIN XÂM Xâm ở đây gọi là Tướng Quân Linh Sám
(xâm thường) và Tả Tướng Quân
Hoàng Tiên Lương Phương (xâm
thuốc). Với con mắt tự nhiên, xin
xâm chỉ là một trò chơi may rủi, nhưng
dưới con mắt tín ngưỡng, xin xâm là thỉnh
Thần ý. Chính vì ý nghĩa thứ hai này mà hằng
ngày đã thu hút khách thập phương tới lễ bái
và xin xâm để thỉnh Thần ý tại Lăng
Ông Bà Chiểu. A.PHÂN LOẠI: Có 2 loại: Xâm thường và xâm thuốc. 1. Xâm thường: Gọi là Tướng Quân
Linh Sám, gồm có 100 lá xâm, đánh
số từ 1 tới 100. Xâm thường cho
biết Thần ý về bổn mạng, gia đạo,
mưu sự, cưới gả, bịnh tật, cầu tài, cầu quan,
xuất hành, kiện cáo và mất trộm. Xâm thường cũng có thể phân chia
theo mức độ tốt xấu khác nhau:
Theo bà Lư Thị Muội, thư kí lâu
năm của Hội Thượng Công Qúy Tế, thì
100 lá xâm trong Tướng Quân Linh Sám được
chia ra 3 loại: Xâm thượng, màu đỏ, là loại
xâm tốt nhất; xâm trung, màu cam, là loại
tốt trung bình; xâm hạ, màu vàng tươi, là
loại không tốt. Trên thực tế, nếu
chỉ quan sát theo màu sắc, người
ta không biết chính xác trong 100
lá xâm ở đây, có bao nhiêu lá xâm
tốt và bao nhiêu lá xâm xấu. Lí do là
ngoài 3 màu đỏ, cam, vàng tươi, còn lẫn vào
đó những lá xâm màu hồng, màu vàng đậm (2). Khác với lối phân chia trên đây,
thầy bàn xâm Lương Siêu cư sĩ cho
rằng chỉ những nhà chuyên môn mới
có thẩm quyền quyết định về mức độ
tốt xấu của lá xâm. Theo ông, màu sắc
của lá xâm không đáng kể, chỉ có Thần ý ghi
trên lá xâm thích hợp cho từng trường hợp
mới đáng kể mà thôi. Lương Siêu cư sĩ phân
chia 100 lá xâm trong Tướng Quân Linh
Sám ra như sau: * Xâm thượng: 38 lá: 1,2,7,8,9,10,11,19,21,22,24,30,32,40,45,50,54,55,57,58, 60,64,65,66,68,69,74,78,79,80,87,89,92,93,97,98,99,100. *Xâmtrung: 50 lá: 3,5,12,13,16,18,20,23,26,27,28,29,31,33,34,35,36,37,39,41,42,43,44,46,48,51,52,53,56, 61,62,63,67,71,72,73,75,76,77,81,82,83,84,85,86,88,90,91,94,95. * Xâm hạ: 12 lá: 4,6,14,15,17,25,38,47,49,59,70,96. 2. Xâm thuốc: Còn gọi là Tả Tướng
Quân Hoàng Tiên Lương Phương, cũng
gồm 100 lá, chỉ một màu vàng,
không phân biệt tốt xấu, đánh số
từ 1 tới 100. Xâm thuốc cho biết Thần ý về
mọi thứ bệnh tật. B.CÁCH XIN XÂM: Tại Lăng Ông, khách
thập phương có thể xin xâm tại Nhà
Hương, Trung Điện hoặc Tây Điện.
Tuy nhiên vẫn có nhiều khách thiện
tín cố lên gần Chánh Điện để xin
xâm, chừng như càng tới gần Chánh Điện thì
càng gần Thần Linh và càng có nhiều hi vọng
được Thần Linh cảm ứng vào lá xâm. Dọc theo hai bên tường Nhà Hương gắn
50 khoen sắt tròn làm giá đựng 50
ống xâm. Ống xâm màu bạc, dài
0m50. Trong mỗi ống đựng 100 thẻ
xâm bằng tre vót mỏng tanh, đánh số
từ 1 tới 100. Mỗi thẻ dài 0m20, ngang 0m01,
trên đầu cùng đề số thẻ bằng chữ nho, kế bên
dưới là số thường, dưới cùng mỗi thẻ là số
của ống xâm. Việc xin xâm có thể chia ra 2 giai đoạn: Xin quẻ thẻ và bàn xâm. 1. Xin quẻ thẻ: Thông thường, trước khi xin quẻ thẻ,
khách xin xâm lễ Thần 4 lậy, 3
vái, rồi qùy hoặc ngồi bệt xuống
chiếu, hai tay đưa cao ống xâm lên
mà lắc một cách kính cẩn. Tiếng các
thẻ chạm vào thành phía trong của ống xâm
kêu lách cách. Khi một quẻ thẻ rớt ra ngoài,
khách xá nhẹ vài xá hoặc lậy tạ Thần 4 lậy
và nhớ kĩ số cái thẻ xâm đã rớt ra ngoài
ấy, nếu không biết chữ phải nhờ
người khác đọc giùm. Trường hợp có
từ 2 thẻ trở lên rớt ra ngoài,
khách xá nhẹ để xin Thần cho phép bắt
đầu lại. Khi đã được Thần ban cho 1 quẻ thẻ,
thông thường khách tiếp tục xin keo (sẽ nói
tới sau) để biết chắc Thần ý hơn nữa. Nếu
xin keo mà được một Âm, một Dương,
khách sẽ vui mừng lậy tạ Thần rồi
đi xin tờ giấy bàn xâm. Thỉnh
thoảng có vị khách xin một lúc
nhiều quẻ thẻ, một cho mình, còn những thẻ
khác là xin giùm cho bà con. Riêng loại xâm thuốc, người lớn phải xin 3 quẻ thẻ, thiếu niên 2 thẻ, trẻ em một thẻ. 2. Bàn Xâm thường: Sau khi xin được
quẻ thẻ, khách đi sang Tây Lang để
xin giấy bàn xâm. Trên tường Tây
Lang có treo 10 kệ đựng lá xâm,
đánh số từ 0 tới 9. Mỗi kệ có 10 hộc
đựng lá xâm, xếp thứ tự hàng chục. Trường
hợp khách không biết chữ thì tới quầy ở góc
phòng xin người phát xâm giúp đỡ. Riêng về
loại xâm thuốc, các lá xâm được xếp thứ tự
trong một cái tủ có 100 hộc, kê
phía trong quầy. Khách không được
tự tiện tới lấy, phải xin người
phụ trách lấy cho. Tuy nhiên, tất
cả các thứ xâm đều phát miễn phí. Để phục vụ bá tánh, Hội Thượng Công
Qúy Tế đã phát hành 2 cuốn sách
bàn xâm vào năm 1949: một cuốn
bằng chữ Việt, một bằng chữ Hán.
Thực ra cuốn sách bàn xâm 216 trang này
là tổng hợp nguyên văn tất cả 100 lá xâm
đựng trong các kệ ở Tây Lang. Khách căn cứ
vào lời bàn trên lá xâm mà lãnh hội Thần ý. Nội dung các lá xâm được trình bầy
bằng một hình thức duy nhất như
sau: Mỗi lá xâm viết 2 mặt: • Mặt trước viết: Tướng Quân Linh
Sám, số thứ tự quẻ xâm, một bài
thơ thất ngôn tứ tuyệt diễn tả
Thần ý gồm 3 phần: nguyên văn bằng
chữ Hán, phần phiên âm và phần dịch
nghĩa. • Mặt sau: Là lời bàn xâm viết theo
thứ tự như sau: bổn mạng, gia đạo,
mưu sự, cưới gả, bệnh tật, cầu
tài, cầu quan, xuất hành, kiện
cáo, mất trộm. Tất cả những lời bàn có đặc tính
chung là vắn tắt, mơ hồ, nặng về
phương diện luân lí đạo đức. Vì
vậy, nhiếu người muốn biết rõ lá
số của mình hơn nên đã thuê các thầy bàn xâm
giảng giải thêm cho. Theo quan sát, hàng
ngày có khoảng 15 thầy bà bàn xâm hành nghề
trong khuôn viên Lăng Miếu Đức Thượng Công.
Thêm vào đó, còn có khoảng 20 thầy
bà khác đặt bàn hành nghề bên
ngoài bờ tường phía Đông Lăng
Miếu. Các vị này phải đóng thuế
hoa chi 40$00. Các Thày bà cũng nhận viết sớ
khấn, đọc sớ khấn, viết liễn đối, coi tướng,
coi bói, coi ngày, cưới gả… 3. Bàn xâm thuốc: Xâm thuốc viết
bằng chữ Hán trên một mặt giấy,
hầu hết người Việt không đọc được,
phải nhờ hoặc thuê mướn người đọc
giúp. Lá xâm thuốc nhỏ hơn lá xâm thường,
nội dung gồm một bài thuốc, một
lời khuyên về luân lí đạo đức hoặc
lời khuyên về việc tĩnh dưỡng.
Tất cả những vị khách chúng tôi đã hỏi
chuyện, đều tỏ ra tin tưởng sâu xa Đức
Thượng Công linh hiển sẽ ban cho mỗi ngưòi
một bài thuốc đúng bệnh tật của mình. Tả
Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương gồm 100
lá xâm với 100 bài thuốc, kèm theo
những lời khuyên cho bách bệnh ở
đủ mọi tình trạng nặng nhẹ khác
nhau. Người lớn phải xin 3 lá xâm,
thanh thiếu niên 2 lá và con nít 1 lá. Vì các lá xâm thuốc không có phần
phiên âm và dịch nghĩa cho nên
chúng tôi xin viết phần phiên âm
của vài lá xâm thuốc dưới đây để
làm thí dụ: Lá xâm 1: Tả Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương Nghĩa là: *** II. XIN KEO Sau khi xin xâm, nhiều vị khách xin
keo để biết chắc Thần ý hơn nữa!
Tuy nhiên có những vị không muốn
xin keo vì cho rằng như thế tỏ ra
còn hồ nghi linh xâm của Thần. Chẳng hạn
như chính Hội Thượng Công Qúy Tế đã chỉ xin
xâm mà không xin keo: Năm 1953, Hội xin được
quẻ xâm số 58 có câu: ‘Cầu đâu được đó, mọi
việc đều xứng ý’cho nên Hội đã bỏ
lệ cúng vật ‘tam sanh’ (giết heo,
bò (có khi là trâu), dê để làm lễ
vật cúng tế) trong ngày lễ giỗ Đức
Thượng Công (3). Tới năm 1954, Hội lại
xin được quẻ xâm số 95 báo trước ngày đất
nước hòa bình với 2 câu: ‘Hai bên ỷ thế mà
gây chuyện rốt rồi cũng hòa hảo với nhau’.
Vì thế, Hội đã đắp ‘Đảnh Hoà Bình’ dựng
tại khuôn viên Lăng Ông để làm kỉ
niệm (4). Hầu hết các khách tới xin
xâm, xin keo hoặc xin bùa, v.v.,
đều dâng cúng một ít tiền tùy ý và
tùy theo khả năng. Tiền dâng cúng bỏ
vào các tủ sắt kê hai bên Nhà Hương, Trung
Điện và Tây Điện. Số tiền bá tánh dâng cúng
hàng tháng lên tới bảy, tám trăm ngàn; tháng
có lễ giỗ Đức Thượng Công là trên 2
triệu (2,059,700$00, năm1971);
tháng Tết là khoảng 6 triệu
(5,928,295$00, tháng2/1972). Tổng
cộng tiền bá tánh dâng cúng từ tháng 3 năm
1971 tới hết tháng 2 năm 1972 lên tới
16,381,295$00 (mười sáu triệu, ba trăm tám
mươi mốt ngàn hai trăm chín mươi lăm đồng
(5). Trích từ dunglac.net
Đệ nhất phương
Kiền thành cảm cách não tiên linh
Triêu tịch đa nghi tụng thánh kinh
Thiện sự thường hành Thần ủng hộ
Bất tu phục dược bệnh đương kinh.
Phương thuốc hay của Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt
Liều thuốc thứ nhất
Có lòng thành làm chính lại trí óc là thuốc tiên
Sớm chiều nên tụng kinh
Làm việc lành Thần sẽ ủng hộ
Không cần dùng thuôc bệnh cũng hết.
Ghi chú: Nội dung lá xâm thứ nhất này chỉ là
một lời khuyên tu tâm dưỡng tính có tính
cách đạo lí.
Lá xâm 21: Tả Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương
Đệ nhị thập nhất phương
Hà dung đa ưu lự
Dĩ chí thử phương thần
Cốt thống bất kham thậm
Sự việc hữu lai nhân.
Du quy nhất tiền
Thích bối nhị tiền
Xuyên khung tiền bán
Tang kí tiền bán
Vân ninh nhị tiền
Bạch thược nhị tiền
Tiên phục.
Nghĩa là:
Phương thuốc hay của Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt
Liều thứ 21
Không cần chi phải lo nghĩ
Đến nỗi hại tới tinh thần
Và đau nhức xương cốt đến khó chịu
Cũng do sự lo nghĩ quá mà ra.
***
Du quy 1 chỉ
Thích bối 2 chỉ
Xuyên khung nửa chỉ
Tang kí nửa chỉ
Vân ninh 2 chỉ
Bạch thược 2 chỉ
Sắc lên mà uống.
Ghi chú: Lá xâm thứ 21 gồm 2 phần: phần đầu
là những lời khuyên tĩnh dưỡng; phần sau là
một bài thuốc gồm 6 vị thuốc.
Xin keo cũng phải theo thủ tục giống như xin
xâm. Trước hết, đương sự phải qùy hoặc ngồi
bệt xuống chiếu xá vài cái, rồi lấy
2 miếng gỗ hình bán nguyệt, mỗi
miếng có một mặt phẳng và một mặt
vòng, đưa lên ngang trán, miệng
lâm râm cầu khấn. Khấn xong, người xin
keo buông 2 miếng gỗ ra để cho rơi xuống mặt
chiếu. Nếu được một mặt bằng và một mặt vòng,
tức một Âm (ngửa) một Dương (xấp), có nghĩa
là Thần đã xác nhận quẻ xâm đương
sự đã xin. Được Thần ý xác nhận
như vậy, đương sự hết sức vui
mừng, sẽ qùy hoặc đứng mà lậy tạ 4
lậy. Nếu mà keo lên cả hai mặt bằng, tức 2
Âm; hoặc lên cả hai hình vòng, tức 2 Dương,
nghĩa là Thần chưa xác nhận, cho nên đương
sự phải xin keo lần nữa. Trường hợp tới lần
thứ hai mà vẫn không được một Âm
và một Dương, tức là ý Thần chưa
định, phải bắt đầu lại tất cả, tức
là phải xin xâm lần nữa. Các gia
nhân Lăng Miếu kể rằng, có nhiều người
lo âu khổ sở vì không xin được xâm và keo,
nên đã phải trở lại nhiều lần, mỗi lần cách
nhau cả tuần lễ, cho tới khi thỉnh được Thần
ý mới thôi.
*Trần Vinh
(Trích trong tập Sự Thờ Cúng Đức Thượng Công
Tả Quân Lê Văn Duyệt Tại Lăng Ông Bà Chiểu,
1974. Giữ nguyên nội dung nhưng có
nhuận sắc).
GHI CHÚ:
(1) Tục xin xâm ở Miền Nam không khác xa bao
nhiêu với tục xin quẻ thẻ tại Miền Bắc. Theo
Toan Ánh, ‘Quẻ thẻ là một bài thơ
giáng bút trong lúc phụ đồng vị
thần linh thờ tại ngôi đền hoặc
Miếu có thẻ. Bài thơ giáng bút được
chép lại và ghi số, số bài thơ này ghi vào
thẻ tre trong ống thẻ’. Toan Ánh. Tín Ngưỡng
Việt Nam. Tập Thượng. Nam Chi Tùng Thư.
Trang 226.
(2) Trong tập Nghiên Cứu Một Ngôi Đình Miền
Nam (1973), tác giả Nguyễn Long Thao ghi
nhận 100 lá xâm tại Đình Phú Nhuận được
phân hạng như sau: Thượng thượng
kiết: 1 lá; Thượng kiết: 13 lá;
Đại kiết: 3 lá; Trung kiết 9 lá;
Thượng thượng: 8 lá; Bình bình: 1
lá; Trung bình: 39 lá; Hạ hạ: 22 lá; Trung
hạ: 3 lá (Trang 221).
(3) Kỷ Niệm 200 Năm Sanh Nhật Đức Tả Quân do
Hội Thượng Công Qúy Tế phổ biến năm 1964.
Trang 85.
(4) Kỷ Niệm 200 Năm Sanh Nhật Đức Tả Quân, Sđd..Trang 74.
(5) Phúc Trình Tài Chánh Niên Khoá 1971-1972
trong Đại Hội Thường Niên Hội Thượng Công
Qúy Tế ngày 16.4.1972.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (XemTuong.net)