DỊCH CÂN KINH
Trình bày trong đại hội Y-khoa châu Âu ngày 14-10-2001
Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ (Paris, France)
Võ-sư Trần Huy Quyền (Melbourne, Australia)

DỊCH CÂN KINH

Nguyên bản : Vô danh thời Minh-Thanh, Trung-Quốc
Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ và Võ-sư Trần Huy-Quyền chú giải
Copyrigh by Trần Đại-Sỹ - Trần Huy Quyền
Tác giả giữ bản quyền.
Tout droits réservés.
All rights reserved.

Thưa Quý Đồng-nghiệp,

Hôm nay chúng ta họp nhau đây, để thảo luận một đề tài vừa có tính chất Y-học, vừa có tính chất Võ-học, Thể-thao rất cổ của Trung-quốc. Tại các Đại-học Y-khoa Á-châu Thái-bình dương, việc đưa vấn đề như thế này vào giảng dạy, là một sự bình thường từ đầu thế kỷ thứ 20. Nhưng tại châu Âu chúng ta thì thực là hiếm hoi. Hơn nữa đề tài, mà chúng ta bàn luận đây, sẽ gây ra rất nhiều tranh luận. Đó là:

 

Dịch cân kinh


Dịch Cân kinh là tiếng gọi tắt của Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bộ sách này đầy những huyền thoại, đầy những ngụy tạo, đầy những mơ hồ, đã làm hại biết bao nhiêu người tin vào các bản ngụy tạo, rồi luyện tập, gây ra phản ứng nguy hại cho cơ thể, dĩ chí chết người.

Vì vậy sau buổi hội thảo hôm nay, tôi xin Quý-vị hãy vì Y-đạo, chịu khó giảng dạy cho người xung quanh, cho thân chủ, để sự thực được soi sáng.

Phần thứ nhất: Dẫn nhập

1.- Nguồn gốc

Trong hằng trăm nghìn ngôi chùa Phật-giáo trên thế giới, không một ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa, huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu-lâm bên Trung-quốc (1). Và cũng trong hằng triệu vị tăng, không vị nào được viết, được nói, được tôn sùng bằng ngài Bồ-đề Đạt-ma. Bỏ ra ngoài vấn đề tôn giáo, quả thực Ngài là một trong những người đã đem Thiền-công vào Trung-quốc, và làm cho quảng bá.

Ghi chú,

Trung-quốc có 3 ngôi chùa đều mang tên Thiếu-lâm.

1, Hà-Nam đăng phong Tung-sơn Trung-châu Thiếu-lâm tự,
2, Hà Bắc Bàn-sơn Thiếu-lâm tự,
3, Phúc-kiến Tuyền-châu Nam Thiếu-lâm tự,

Một trong những sự kiện người ta từ thần thánh hóa ngài, rồi đi đến ngụy tạo ra những bộ Thiền-công, Khí-công và gán cho ngài là tác giả. Trong đó có bộ Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bài tựa bộ Thiếu-lâm tự tư liệu của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, do Văn-hiến xuất bản xã Bắc-kinh, xb. tháng 10-1984, phần tựa, trang 2 viết:

"Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân kinh nói là nội công Thiếu-lâm, rồi được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú pháp thì không thể nào tin được. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời Thanh Khang-hy (1662-1723), Ung-chín h(1723-1736) là quá. Trong thời vua Quang-tự (1875-1909), chính Phúc-sơn Vương Tổ Nguyên cũng đã viết: Xét đến Tung-sơn Thiếu-lâm tự, người ta mạo ra tập Nội-công đồ, phổ biến rất rộng".

Thực sự Dịch Cân kinh là bộ sách Khí-công do các Đạo-gia Trung-quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân Kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí-công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên-long Bát-bộ, thì bộ kinh này trở thành thánh kinh. Nổi tiếng đến độ đã có người bị ngã gẫy chân, thay vì đi tìm thầy điều trị, lại nằm ỳ ở nhà luyện, hút nữa phải cưa chân. Tác giả Dịch Cân kinh không biết là ai.

Dịch Cân kinh ra đời khoảng 1662-1736, thế nhưng Kim-Dung lại cho nhân vật tiểu thuyết Mộ Dung Bác, Du Thản Chi, Cưu Ma Trí luyện vào đời Bắc Tống (960-1127). Có lẽ Kim Dung cho rằng mình viết tiểu thuyết, nên không cần sự chinh xác, rồi ông cũng và gán cho tác giả là ngài Bồ-đề Đạt-ma của chùa Thiếu-lâm. Thành ra từ thập niên 60 thế kỷ thứ 20, người Việt không hề thấy bộ sách này, rồi cho rằng đó là bộ sách trong huyền thoại, không có thực.

Một số người thất học, trong đó có vài võ sư, vài thầy lang Việt-Nam, chưa hề thấy bản Dịch Cân Kinh trên, họ phịa ra nhiều bản Dịch Cân kinh, rồi đem phổ biến. Tất nhiên quần chúng tin ngay. Trong thời gian 1960-1975 ở miền Nam Việt-Nam, ngay khi ra ngoại quốc (1975-2001) lưu truyền "một phương pháp" luyện Dịch Cân kinh, bằng tiếng Việt, chỉ có một thức duy nhất là đứng thẳng buông lỏng rồi vẫy tay như chim non tập bay. Đính kèm còn chép thêm rằng nhiều người tập, đã chữa khởi ung-thư gan, lao thận, Parkinson, huyết áp cao, và hàng chục thứ bệnh nan y. Cho rằng đây là một ấn bản khác của Dịch Cân Kinh, tôi đã bỏ công tra trong các thư viện của những Đại-học Y-khoa Thượng-hải, Giang-tô, Hồ-Nam, Phúc-kiến, dĩ chí đến các gia, các phái võ thuộc các hệ Thiếu-lâm ở Hương-cảng, Đài-loan, nhưng cũng không thấy. Vì vậy tôi đặt tên bản này là Dịch Cân Kinh Việt-Nam (DCKVN), vìø được sáng tác vào thời kỳ 1960-1975.

Gần đây một vài tờ báo Việt-ngữ bên Hoa-kỳ lại lưu truyền một bản Dịch Cân kinh nữa, hơi giống bản DCKVN, hơn nữa còn đăng lời xác nhận giá trị của Bác-sĩ Lê Quốc Khánh (sinh 1932), người từng học ở Đại-học Quân-y, từng làm việc chung với các bác sĩ Pháp, Mỹ, Phi-luật-tân, và cộng tác với Bác-sĩ Đinh Văn Tùng trong công cuộc nghiên cứu trị ung thư bằng Phẫu-thuật (1936-1965), nghĩa là ông Khánh mới 3 tuổi đã thành bác sĩ. (Tài liệu đính kèm). Tôi không phủ nhận tập tài liệu này, tôi hứa sẽ nghiên cứu kỹ rồi xác nhận sau.

Từ năm 1974, một số Đại-học Y-khoa Trung-quốc dùng Dịch Cân kinh làm khóa bản giảng dạy cho các thầy Tẩm-quất (Kinésithérapeutre) và Bác-sĩ Thể-thao để luyện lực phục hồi sau khi trị bệnh bị tiêu hao chân khí. Tài liệu còn dùng trị bệnh kết hợp Tây-y, Trung-dược, Châm-cứu:

_ Lão khoa,
_ Thần kinh,
_ Não khoa, (Neurology)
_ Niệu khoa (Urology)
_ Phong thấp (Rhumatology)
_ Phế khoa (Pneumology)
_ V.v...

Đến đại hội Y-khoa toàn quốc năm 1985, các trường Đại-học Y-khoa trao đổi kinh nghiệm, đã chú giải, phân tích, tước bỏ phần có hại, hoặc không có kết quả đi. Từ đấy Dịch Cân kinh được giảng dạy chung với một số bộ Khí-công khác, theo thứ tự là:

1, Dịch Cân kinh,
2, Tráng yêu bát đoạn công, (8 thức luyện cho lưng khỏe).
3, Ngũ cầm công, (năm thức luyện nhái theo 5 loại thú).
4, Bát đoạn cẩm, (8 thức Khí-công đẹp như gấm).
5, 24 thức luyện công của Trần Hy-Di.
6, Nội đơn thuật (căn cứ vào Kinh Dịch, Đạo Đức kinh).
7, Thất diệu pháp môn (bẩy phép luyện công tuyệt diệu).

Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau:

_ Dễ luyện,
_ Luyện mau kết quả,
_ Khi luyện dù trẻ con, dù người già, dù ngộ tính kém cũng thu được kết quả.
_ Dù luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.

Tuy vậy nếu bàn về kết quả luyện thần, luyện thể thì Dịch Cân kinh thua xa 24 thức luyện của Trần Hy Di.

Vì luyện Thiền-công, Khí-công từ nhỏ, nên trong thời gian học tại Đại-học Y-khoa Thượng-hải, tôi theo dõi những buổi giảng Khí-công rất kỹ. Sau khi rời Thượng-hải, trở về Paris, tôi luyện Dịch Cân kinh liên tiếp 5 năm. Trong lúc luyện tôi đã gặp những khúc mắc khó khăn, nan giải, đành chịu, không biết bàn với ai. Phải chờ đến 1987, tôi sang Úc, ở tại nhà bào đệ là Trần Huy Quyền vấn đề mới được soi sáng.

Trong gia đình 6 anh em tôi, thì Quyền là người thông minh nhất. Bất cứ vấn đề gì rắc rối, bí hiểm đến đâu, Quyền chỉ suy nghĩ khoảng nửa giờ là kiến giải sáng suốt. Tôi là thầy thuốc thiếu kinh nghiệm dạy võ thuật, lại nữa tôi chỉ dạy Khí-công cho những sinh viên đã tốt nghiệp Đại-học Y-khoa, nên không có cái nhìn tổng quát. Còn Quyền thì dạy đệ tử nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất có khi tới 80, lại có đủ trình độ kiến thức. Vì vậy Quyền nhiều kinh nghiệm sư phạm hơn tôi. Tôi đem Dịch Cân kinh ra bàn với Quyền. Vì Quyền đã học võ từ năm 11 tuổi, dạy võ 22 năm (năm đó Quyền 42 tuổi), rất nhiều kinh nghiệm. Trong một tháng, anh em đã trao đổi, bao nhiêu khúc mắc đều giải được hết. Năm sau (1988) tôi trở lại Úc, chúng tôi ra soạn thành tài liệu.

Nay nhân đại hội Y-khoa Châu-âu của ARMA, do yêu cầu của anh em, một lần nữa tôi sửa đổi, thêm kinh nghiệm, đem ra giảng dạy. Tôi tin rằng anh chị em sẽ hội lĩnh được hết. Trước là luyện cho thể kiện, tâm an, thần tĩnh. Sau là dạy cho thân chủ, giúp họ trị bệnh.

2.- Nội dung

Bản Dịch Cân Kinh mà các Đại-học Y-khoa Trung-quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân kinh chia ra làm 12 thức. Mỗi thức gồm nhiều câu Khẩu-quyết, theo thể văn vần để dễ nhớ. Tôi không phiên âm, cũng như dịch nguyên văn, vì tối vô ích. Tôi chỉ giảng nghĩa, phân tích các câu quyết đó rất chi tiết. Tuy nhiên sau mỗi thức tôi cũng chép nguyên bản bằng chữ Hán, cũng như hình vẽ trong cổ bản để độc giả tham chước. Về tên mỗi thức, tôi không theo cổ bản mà theo bản của các Đại-học Y khoa Trung-quốc.

Cũng như tất cả thư tịch Trung-quốc, trải qua một thời gian dài, các câu Khẩu-quyết này bị nạn tam sao thất bản. Khi san định, phân tích để đem làm tài liệu, ban tu thư các Đại-học đã vứt bớt đi hầu hết các bản, chỉ nghiên cứu 27 bản mà thôi. Phần tôi trình bầy đây là theo bản của Đại-học Y-khoa Thượng-hải và tham chước bản của các Đại-học Thành-đô, Giang-tô, Bắc-kinh, Vân Nam.

Mỗi thức gồm có:

_ Động tác và tư thế, để chỉ thế đứng khởi đầu, rồi các động tác biến hóa, thở hít.
_ Hiệu năng (actions), để chỉ tổng quát của kết quả đạt được nếu luyện đúng.
_ Chủ trị (Indications). Tôi dùng chữ Chủ-trị sát nghĩa hơn là chữ Chỉ-định.
_ Vị trí, huyệt vị. Mỗi khi định vị trí trên cơ thể, tôi diễn tả rất chi tiết, để đọc giả có thể luyện một mình. Tuy nhiên tôi lại mở ngoặc định rõ chỗ ấy thuộc kinh nào, huyệt nào, để các vị Bác-sĩ, Châm-cứu gia, Võ-sư, dễ nhận hơn. Độc giả chẳng nên thắc mắc làm gì.

Phần thứ nhì: Chuẩn bị

1.- Điều kiện để luyện,

_ Từ sáu tuổi trở lên.
_ Chỗ luyện phải thoáng khí, không bị nhiễu loạn vì tiếng động, không nóng hay lạnh quá (20 đến 30 độ C).
_ Ăn vừa đù no, không đói quá, không no quá, không say rượu.
_ Y phục rộng.
_ Giải khai đại tiểu tiện trước khi luyện.
_ Luyện từng thức theo thứ tự.
_ Không nhất thiết phải luyện đủ 12 thức một lúc.
_ Khi mới luyện, luyện từng thức một. Tỷ dụ hôm nay luyện thức thứ nhất. Ngày mai ôn lại thức thứ nhất, rồi luyện sang thức thứ nhì. Ngày thứ ba ôn lại hai thức đầu rồi luyện thức thứ ba.
_ Mỗi ngày luyện một hay hai lần.
_ Trong toàn bộ tôi dùng chữ: thổ nạp để chỉ thở hít hay hô hấp. Thổ (hô) để chỉ thở ra. Còn gọi là thổ cố nạp tân (thở khí cũ ra, nạp khí mới vào). Nạp (hấp) để chỉ hít vào. Thổ nạp dài ngắn tùy ý, không bắt buộc.
_ Dẫn khí, tức dùng ý dẫn khí, hay tưởng tượng dẫn khí theo hướng nhất định.

2.- Trường hợp không nên luyện Dịch Cân kinh,

_ Đang bị cảm, cúm, sốt.
_ Bị thương các vết thương chưa đóng sẹo.
_ Phụ nữ có thai từ 3 tháng trở đi (Phụ nữ đang cho con bú luyện rất tốt).
_ Ăn no quá hay đói quá.
_ Sau khi làm việc quá mệt.

3.- Tư thức dự bị lúc mới luyện.

Đứng: thân ngay thẳng tự nhiên.

_ Hai chân mở vừa tầm, rộng bằng hai vai,
_ Gối, bàn chân tự nhiên, thẳng,
_ Hai vai, tay buông thõng, hai bàn tay khép nhẹ,
_ Mắt nhìn thẳng phía trước, không lưu ý vào hình, cảnh,

Tiến hành toàn thân buông lỏng:
Mắt đầu, cần cổ, hai vai, hai tay, ngực, lưng, bụng, đùi, chân...
Buông lỏng hay còn gọi là phóng túng, nghĩa là thả cho cơ thể tự do, không cố gắng, không chú ý, không suy nghĩ.

_ Ý niệm: thần tĩnh, không suy nghĩ, không chú ý đến âm thanh, mầu sắc, nóng lạnh.
_ Hơi thở bình thường.

Đây là tư thức căn bản, lấy làm gốc khởi đầu cho nhiều thức. Tất cả các thức Dịch Cân kinh đều là lập thức (thức đứng). Không có Ngọa thức (thức nằm) và Tọa thức (thức ngồi).

4.- Hiệu năng,

_ Điều thông khí huyết,
_ Tăng vệ khí,
_ Ích tủy thiêm tinh,
_ Kiên cân, ích cốt.
_ Gia tăng chân-nguyên khí,
_ Minh tâm, định thần,
_ Giữ tuổi trẻ lâu dài.
_ Gia tăng nội lực.

5.- Chủ trị,

_ Có thể trị độc lập, hay phụ trợ cho việc trị bệnh bằng bất cứ khoa nào: Tây-y, Châm-cứu, Trung-dược v.v.
_ Phục hồi sức khỏe sau khi trị bệnh:

Trị tất cả các bệnh khí: khí hư, bế khí, khí hãm.
Trị tất cả các bệnh về huyết: huyết hư, bần huyết.
Trị tất cả các chứng phong thấp.
Trị tất cả các bệnh về thần kinh.
Trị tất cả các bệnh tâm, phế.Phần thứ ba

 

Phương pháp luyện Dịch Cân kinh

Phần thứ ba: 12 thức Dịch Cân kinh

  • Phần thứ năm Thu công
     
  • Phụ lục: Tài liệu Dịch Cân kinh ngụy tạo.
    Thưa Quý đồng nghiệp,
    Dưới đây là phần phụ lục về bản Dịch Cân kinh mới được sáng tạo trong nội địa Việt-Nam, do người Việt truyền tụng, nhưng cũng gán cho tác giả là Bồ-đề Đạt-ma (mà tôi đã nói ở phần đầu). Xuất phát tập tài liệu này từ Lương-y Phạm Văn Bình trao cho ông Phạm Viết Hồng Lam, giảng viên Hội-họa trường Cao-đẳng Sư-phạm Nhạc-họa (Hà-nội? Sài-gòn?). Ông Lam luyện từ ngày 7-2-89 đến tháng 5-89 thì khỏi chứng Ung-thư họng thời kỳ thứ nhì!!! Sau đó ông Lam cho đăng trên báo Hà-nội Mới (không rõ số ra ngày nào?). Sau liệu này truyền sang Hoa-kỳ, đăng trên báo Người Việt USA số 17-11-2000 , và nhà văn Vũ Hạnh sưu tầm được!!!
    Biết chắc trăm phần trăm là ngụy tạo, một loại ngụy tạo nhà quê, để che dấu hình thức quảng cáo rẻ tiền. Tuy nhiên vì trong tài liệu còn có sự chứng nhận của đồng nghiệp Lê Quốc Khánh (?) khiến chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn. Mong Quý Đồng-nghiệp nghiên cứu, và thông báo cho tôi biết kết quả. Tôi cũng nhắc ở đây là trong những Bác-sĩ tốt nghiệp thời Pháp, cũng như thời Việt-Nam Cộng-hòa, không có Bác-sĩ nào tên Lê Quốc Khánh cả. Chỉ có một Bác-sĩ Lê Quốc Hanh ra trường năm 1960, quá trẻ so với Bác-sĩ Khánh trong bài này.
     


Trở Về



Tương hạn Tam tai cúng nhập trạch nhà thuê mắt phải xông nhà nam Trường Lưu Thủy sư tử nữ vật phá quân Thuoc lo ban tướng lưng dài vai rộng tuổi Hợi Nguyễn Duy Cần sơn căn cao phong tục tết Nạp Âm cu giai vang moi ĐẶT TÊN BOI BAI Tháng mơ thấy ăn bói bàn chân lÃo phóng tuong so phap lenh cách làm lễ mơ thấy mũi huong bếp Tỉnh nhút nhát trong tình yêu Trá sao Tam Thai hãm địa Cách chọn quả cầu đá mắt mèo phong sao phà quà n kiếm phong kim MÃ y người Việt Diên Niên mí mắt vu lan gió trùng tang liên táng thượng đình tân gia chiết xuất và định tính flavonoid gặp cướp thắp hương trên bàn thờ